Tỷ Lệ Kèo Cược

Sáng sớm ngày cuối tháng 9, trong ngôi nhà nhỏ ở ấp Bình Chánh 1 (Bình Mỹ, huyện Châu Phú), chị Nguy tỷ lệ kèo online

【tỷ lệ kèo online】Chàng trai giúp mẹ 'hồi sinh' từ trầm cảm

Sáng sớm ngày cuối tháng 9,àngtraigiúpmẹhồisinhtừtrầmcảtỷ lệ kèo online trong ngôi nhà nhỏ ở ấp Bình Chánh 1 (Bình Mỹ, huyện Châu Phú), chị Nguyễn Thị Trinh, 45 tuổi, bắt đầu làm món bánh Trung thu rau câu nhân trứng muối. Tối mịt, chị mới làm xong mẻ bánh.

Cả một ngày tất bật được gói gọn trong video hơn hai phút được Chiêu (con trai chị) chia sẻ lên Tiktok đúng rằm Trung thu. Cứ một lúc chị Trinh lại mở máy đếm số like, lượt xem và đọc bình luận. Đó là niềm vui của chị từ khi làm một nhà sáng tạo nội dung.

"Chưa bao giờ tôi thấy mẹ cười nhiều như vài tháng qua", Phan Văn Chiêu, 27 tuổi, chia sẻ.

Phan Văn Chiêu, 27 tuổi và mẹ Nguyễn Thị Trinh, 45 tuổi, trong một chuyến đi (ở đâu, thời gian nào, nội dung gì). Ảnh: Nhân vật cung cấp

Phan Văn Chiêu, 27 tuổi và mẹ Nguyễn Thị Trinh, 45 tuổi, trong một chuyến đi chùa Tây Yên Tử, Bắc Giang cuối tháng 6/2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Mọi chuyện bắt đầu từ cuối năm ngoái, Chiêu rủ mẹ về quê, tạo kênh trên mạng video để giới thiệu đặc sản quê hương. Người mẹ lo lắng, không tin mình có thể làm được nhưng cuối cùng cũng bị con trai thuyết phục.

Chiêu từng tốt nghiệp ngành cơ khí ôtô, đoạt học bổng du học Hàn Quốc, học nâng cao ở Nhật nhưng quyết định từ bỏ tất cả để ở gần mẹ. Trước khi nghỉ việc cậu làm bất động sản, thu nhập khá tốt.

"Một đêm ngồi nghe bài 'Mười năm' của rapper Đen Vâu, tôi nhận ra tiền nhiều để làm gì trong khi người quan trọng nhất đời mình là mẹ thì đã gần 30 năm sống tự ti, trầm cảm", chàng trai 27 tuổi kể.

Video đầu tiên Chiêu dành để kể về mẹ. Ông nội và ngoại của cậu là bạn thân, hứa gả con cho nhau nên mẹ lấy bố từ khi 17 tuổi. Nhưng chưa đầy một năm cuộc hôn nhân đổ vỡ, bố đi lấy người khác. Từ đó, cô gái trẻ một mình lam lũ nuôi con.

Chiêu lớn lên từ những đồng tiền mẹ kiếm được từ làm đồng, chạy chợ. Năm cậu vào đại học ở TP HCM, mẹ cũng theo lên thành phố làm công nhân, giúp việc, hốt rác công trình để chăm sóc con. Nhưng càng ngày, người phụ nữ ấy càng khép mình, ít nói, không giao du với ai. Nếu có tình cờ xuất hiện chỗ đông người là chị thu mình, không biết nói gì vì sợ làm phật lòng người đối diện.

Nay con lại bảo phải đứng trước ống kính, chị Trinh vô cùng sợ. Con viết sẵn kịch bản, nhưng chị lúng túng đến nỗi câu có bảy chữ, chỉ nói được bốn, năm hoặc ấp úng. Nhiều lần mẹ con chị quay cả buổi không được một cảnh vài giây.

"Có những cảnh quay mẹ khóc, con khóc vì tôi nói mãi không xong", chị Trinh kể và thừa nhận giai đoạn đầu làm vì tin con, chứ không có một chút niềm tin nào vào mình.

Hai video đầu tiên đăng lên chỉ lác đác người xem. Mặc dù đã xác định trước, Chiêu vẫn buồn và nản. Bản thân cậu cũng gặp nhiều áp lực từ xóm giềng. Nhiều người nói Chiêu đang còn trẻ không chuyên tâm làm việc, suốt ngày lông bông, thậm chí còn đồn cậu bị đuổi việc, trốn nợ.

"Khi đồng ý làm video, mẹ cho tôi thời hạn ba tháng. Tôi lo với tốc độ chậm như vậy không biết bao giờ mới có kết quả", chàng trai bộc bạch.

Chàng trai từ bỏ sự nghiệp giúp mẹ hồi sinh bằng Tiktok  Chàng trai từ bỏ sự nghiệp giúp mẹ hồi sinh bằng Tiktok

Nụ cười tươi của chị Trinh trong các video, khiến ít ai biết trước đây chị rụt rè, trầm cảm. Video: Chill An Giang

Video thứ ba được đăng lên vào một buổi chiều nắng gắt đầu hè. Trên quãng đường hơn 40 km về nhà, hai mẹ con dừng lại nghỉ ngơi, tiện chia sẻ trên kênh luôn. Chỉ sau vài phút đã có hơn 10.000 lượt xem. Suốt nửa đường còn lại về nhà, Chiêu nói mình hồi hộp muốn "bắn tìm ra ngoài".

Vừa dừng xe, hai mẹ con mở điện thoại ra xem, con số 998.800 lượt xem hiện ra. Chừng 30 giây tiếp theo, nó cán mốc một triệu. "Hai mẹ con nhảy lên ôm nhau, vỡ òa sung sướng", Chiêu hồi tưởng.

Nội dung video kể về cây thốt nốt - một đặc sản của An Giang. Để lấy nước của cây về làm đường, bà con phải leo lên những thân cao vài chục mét, dùng dụng cụ chuyên biệt cho cây đực và cái, massage đúng vị trí và đúng số lần thì mới lấy được nước. Đặc thù nước thốt nốt dễ bị chua trong môi trường không khí nên phải tranh thủ lấy vào sáng sớm hoặc đầu giờ chiều. Đồng nghĩa, bà con phải làm lán sinh hoạt giữa cánh đồng tạm bợ, không điện, không nước.

"Mẹ ơi, chúng ta có nền tảng, không lý gì không giúp bà con", một lần Chiêu nói. Lần này người mẹ đồng ý ngay. Họ chọn lọc những mặt hàng nông sản để quảng bá trên kênh. Vẫn như thường lệ, người con chỉ đứng sau máy quay, lên kịch bản, còn mẹ livestream bán hàng.

Chiêu cho biết những buổi live ban đầu đã rất tốt, có hàng nghìn người xem nhưng hai mẹ con không có kinh nghiệm bán hàng nên hiệu quả kém, có những phiên livestream bán chè thốt nốt chỉ thu về 3-5 triệu đồng. "Khó khăn nhất là liên tục bị ngắt live, đóng băng sản phẩm mà không hiểu lý do tại sao", chàng trai nói.

Sau đó họ nhận được hỗ trợ của Tiktok và cộng đồng những người bán nông sản trên nền tảng số. Trải qua nhiều cuộc tập huấn, giao lưu, hai mẹ con giải quyết được vấn đề của mình và có thêm nhiều ý tưởng xây kênh.

Hiện hai mẹ con bán khoảng chục sản phẩm, tốc độ tăng trưởng trung bình của gian hàng đạt hơn 400% mỗi tháng.

Động lực để chị Trinh tự tin

Chị Trinh giới thiệu quả chà là trong một video. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhưng quan trọng hơn cả, người con trai nhận ra mẹ mình đã khác. Được đi đây đó và có thêm nhiều hiểu biết nên mẹ tự tin hơn, chủ động giao du với xóm giềng. Mỗi khi làm video món ăn, mẹ luôn làm nhiều hơn để cho hàng xóm.

Chàng trai trẻ cũng học được ở mẹ tính kiên trì, không ngại khó, ngại khổ. Nhớ có lần quay video làm bánh bò theo công thức của bà ngoại, phải ba lần mới thành công. Chiêu nản muốn bỏ cuộc, nhưng chị Trinh vẫn mày mò tự làm. Hay như video ăn ba khía, bình thường chị không thích món đó, nhưng vì để đạt yêu cầu cảnh quay mà diễn đi diễn lại, ăn hết cả hũ. Quay xong, chị uống bao nhiêu nước vẫn không hết khát.

Dù vậy, chị vui vì giúp được nhiều người khác. Trong buổi livestream bán hàng đầu tiên, mẹ con chị giới thiệu món ba khía của một cửa hàng nổi tiếng ở An Giang, sau đó cả tấn ba khía được tiêu thụ. Cùng với những streamer khác, hai mẹ con đã tham gia livestream bán được 50 tấn vải thiều Bắc Giang, 23 tấn bí xanh Bắc Kạn, nhiều loại nông sản trong sự kiện "Chợ phiên OCOP - nông sản trên mây" ở Lâm Đồng, thu hút hơn 20 triệu lượt tiếp cận.

"Vài tháng nay mẹ con tôi giúp tiêu thụ đường thốt nốt cho gia đình đông con người Khmer, nhờ đó cuộc sống của họ đã đỡ vất vả hơn", chị Trinh cho hay.

Phan Chiêu cùng mẹ (thứ 2 và 3 từ phải sang) tham gia livestream bán vải cho bà con Bắc Giang, 26/6. Ảnh: Hoàng Anh

Phan Chiêu cùng mẹ (thứ 2 và 3 từ phải sang) tham gia livestream bán vải cho bà con Bắc Giang, 26/6. Ảnh: Hoàng Anh

Tiktoker Đặng Thị Thơ (quê Lạng Sơn) cho biết lần đầu gặp trong sự kiện bán vải Bắc Giang hồi tháng 6, chị Trinh lúc đó rất rụt rè, ít nói. Khi biết hoàn cảnh, bà Thơ - người cũng góa chồng, một tay nuôi con nuôi cháu - rất đồng cảm. Từ đó, người phụ nữ gốc Bắc thường xuyên hỏi thăm, nhắn nhủ người chị em miền Tây rằng "khó khăn trong cuộc đời ai rồi cũng gặp, em đang rất may mắn vì có người con trai hiếu thảo, nên nhìn vào con mà cố gắng". "Đến khi gặp lại ở Lâm Đồng hồi tháng 8, Trinh như một con người khác hẳn, tự tin và nói nhiều lắm", bà Thơ chia sẻ.

Trong video đăng hôm Trung thu, người con trai mỉm cười nhìn nét mặt mẹ rạng ngời. "Một số người quen nói mẹ đã lột xác thành con người mới, nhưng chính xác hơn là mẹ đã "hồi sinh" trở lại làm con người vui tươi, hạnh phúc như vốn dĩ ai cũng nên có", chàng trai quê An Giang nói.

Phan Dương

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap